22:35 15/01/2025
NÔNG NGHIỆP SINH THÁI - NÔNG THÔN HIỆN ĐẠI - NÔNG DÂN VĂN MINH
SÓC TRĂNG BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2024
In
Ngày đăng: (05/03/2024) Lượt xem: 421
Ngày 05/02/2024 Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về việc Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng năm 2024.

     Tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng nông thôn mới trong hai năm cuối giai đoạn đã được xác định qua Hội nghị Sơ kết 03 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (Chương trình) và Phong trào thi đua “Sóc Trăng chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 - 2025. Năm 2024 được xác định có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm bản lề quyết định khả năng hoàn thành mục tiêu Chương trình giai đoạn 2021 - 2025 Theo đăng ký phấn đấu mục tiêu của địa phương và tình hình thực tế của tỉnh, ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh năm 2024, với những nội dung cụ thể như sau:

     I. MỤC TIÊU

Phát huy tối đa tinh thần quyết tâm, phối hợp, trách nhiệm của từng cấp ngành và địa phương trong chỉ đạo và thi đua thực hiện hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới; tập trung huy động mạnh mẽ và sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực để tăng tốc và tạo được sự bửt phá mạnh mẽ về xây dựng nông thôn mới; triển khai sớm và đồng bộ các giải pháp đảm bảo đạt và vượt mục tiêu đề ra trong năm 2024, phấn đấu có thêm ít nhất: 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 09 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; huyện Châu Thành và huyện Cù Lao Dung có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới; huyện Mỹ Xuyên hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

     II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia các cấp đặc biệt chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động theo Quy chế và phân công, tập trung tham mưu cấp ủy, chính quyền triển khai đầy đủ, hiệu quả 11 nội dung thành phần thuộc Chương trình; trong đó, lưu ý một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm sau:

     1. Duy trì hiệu quả môi trường thông suốt, thuận lợi phục vụ triển khai xây dựng nông thôn mới

     Chủ động rà soát, ban hành đầy đủ các cơ chế, chính sách cho xây dựng nông thôn mới đồng bộ với kế hoạch điều chỉnh của Trung ương; đặc biệt là tiến độ điều chỉnh, bổ sung các Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới của Trung ương cần được các Sở, ngành liên quan theo sát, chủ động hướng dẫn kịp thời, tuyệt đối không để xảy ra điểm nghẽn về cơ chế, chính sách. Quá trình thực hiện khung cơ chế, chính sách về xây dựng nông thôn mới tại địa phương phải thường xuyên cập nhật, rà soát để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đảm bảo điều kiện thuận lợi triển khai Chương trình thông suốt, hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ.

     Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng các cơ quan chủ trì Chương trình chủ động rà soát, sớm tham mưu thực hiện đầy đủ một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia ngay sau khi Quốc hội ban hành, đặc biệt là cơ chế về: Phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách Trung ương hằng năm; điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn hằng năm; thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

     Quan tâm hướng dẫn các giải pháp, cách làm mang tính tháo gỡ đối với một số tiêu chí, lĩnh vực còn khó khăn khách quan trong quá trình thực hiện như: Quy hoạch, môi trường, chuyển đổi số, thông tin và truyền thông,... đặc biệt là đối với Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới, huyện nông thôn mới nâng cao; các địa phương phải chú trọng chỉ đạo và có giải pháp cụ thể đối với một số khó khăn, hạn chế đã được ngành chuyên môn và Hội đồng thấm định, ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chỉ ra trong quá trình thẩm định, xét công nhận đạt tiêu chí/đạt chuẩn nông thôn mới ở các mức độ (đạt chuẩn, nâng cao, kiểu mẫu).

     2. Luôn đề cao vai trò, trách nhiệm của hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới

     Thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành xây dựng nông thôn mới với quyết tâm chính trị cao đi đôi với hành động chính trị cụ thể; thường xuyên kiện toàn bộ máy quản lý điều hành, tham mưu thực hiện Chương trình; thực hiện tốt các cơ chế phối hợp liên ngành trong xây dựng nông thôn mới và phối hợp giữa các Chương trình mục tiêu quốc gia; nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; các cấp ngành và địa phương tập trung rà soát, khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ còn lại theo phân công tại Ke hoạch số 40/KH-UBND ngày 15/3/2022 của ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chưong trình giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Sóc Trăng để tập trung thực hiện trong năm 2024. Trên cơ sở đó, kịp thời có giải pháp thực hiện hoặc trình cấp có thẩm quyên xem xét đối với các khó khăn, vướng mắc; khắc phục tình trạng, giải quyêt kịp thời các vấn đề mang tính bị động hoặc phát sinh trong quá trình hoàn thiện hồ sơ công nhận đạt chuẩn, nhất là đối với hồ sơ cấp huyện.

     Đảm bảo huy động đúng mức nguồn lực so với mục tiêu, lộ trình xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh nguồn vốn Trung ương hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình, nguồn vốn ngân sách tỉnh đối ứng hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện, các địa phương phải có giải pháp cân đối, bố trí kinh phí theo phân cấp thực hiện xây dựng nông thôn mới đúng quy định; tăng cường huy động, lồng ghép các nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án khác, nguồn lực xã hội hóa để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn từng bước đồng bộ, đáp ứng yêu cầu bộ tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

     Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ quy hoạch trong xây dựng nông thôn mới đúng quy định và đảm bảo lộ trình chung của tỉnh; đặc biệt là quy hoạch vùng huyện đối với các huyện phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2025. Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ, đôn đốc kiểm tra các xã trong thực hiện quy hoạch; quan tâm định hướng phát triển quy hoạch kiến trúc nông thôn, tạo bản sắc và giữ gìn kiến trúc truyền thống của địa phương. Các cấp, các ngành và địa phương cần đặc biệt quan tâm, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để đưa quy hoạch vào cuộc sống, tố chức thực hiện theo quy hoạch, phát huy tối đa vai trò của quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới cấp xã trong quản lý, điều hành xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

     Cấp ủy, chính quyền, cơ quan quản lý điều hành Chương trình các cấp cần quan tâm, chú trọng thực hiện công tác kiểm tra, giám sát về xây dựng nông thôn mới, trọng tâm là việc hoàn thiện thể chế, duy trì môi trường thuận lợi để triển khai nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới; quản lý chặt chẽ việc sử dụng các nguồn lực thực hiện; đánh giá hiệu quả thực hiện các dự án, nội dung của Chương trình; phát huy hơn nữa vai trò giám sát và phản biện xã hội của ủy ban Mặt trận Tổ quôc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, giám sát của cộng đồng dân cư đối với xây dựng nông thôn mới theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

     3. Không ngừng nâng cao chất lượng cuộc vận động xã hội sâu rộng về xây dựng nông thôn mới

     Tập trung chỉ đạo công tác tuyên truyền ngày càng đi vào chiều sâu, huy động cả hệ thống chính trị, lan tỏa các giá trị cốt lõi, tinh thần xây dựng nông thôn mới đến từng hộ gia đình, người dân nông thôn thông qua Bộ tiêu chí hộ văn hóa nông thôn mới, ấp văn hóa nông thôn mới, tuyến đường nông thôn mới kiểu mẫu được ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tại Quyết định số 902/QĐ-UBND ngày 04/4/2022, các nội dung thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 05 không, 03 sạch và 05 có, 03 sạch”. Chú trọng đổi mới nội dung và phương thức tuyên truyền phù họp với yêu cầu và tiến độ chuyển đổi số. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn rìhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới các cấp về phát triển kinh tế nông nghiệp, bảo vệ môi trường, chuyển đổi số, phát triển du lịch nông thôn, phát triển sản phẩm OCOP,...

     Đối với các đơn vị chưa làm tốt, chưa hình thành được mô hình cụ thể cần chú trọng việc học tập thực tế để vận dụng các mô hình hiệu quả, tiêu biểu, sẵn có trên địa bàn tỉnh như Hội thi Tuyến đường nông thôn mới kiểu mẫu (đến nay đã hình thành và duy trì 559 tuyến đường nông thôn mới kiểu mẫu với tổng chiều dài hơn 546 km trên địa bàn tỉnh); Ngày Chủ nhật xây dựng nông thôn mới; Ngày lao động xã hội chủ nghĩa; Ngày thứ Bảy chung tay xây dựng nông thôn mới đô thị văn minh; Tuyến đường liên xã Tham Đôn - Ngọc Đông - Hòa Tú 1 với tổng chiều dài trên 15 km; Tuyến đường xã Gia Hòa 1 tuy có nhiều đoạn dân cư không tập trung nhưng địa phương đã có giải pháp duy trì cảnh quan đẹp liên tuyến, không bị gián đoạn; Tuyến đường ấp Trung Nhất (xã Lâm Tân) có giải pháp huy động người dân đồng bào dân tộc thiểu số tự nguyện tham gia xây dựng nông thôn mới rất tích cực và hiệu quả;...

     Các địa phương và đơn vị được giao dự toán cần quan tâm chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, khẩn trương và hiệu quả nguồn vốn Chương trình bố trí cho công tác truyền thông, tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là nguồn vốn ngân sách tỉnh phân bổ trực tiếp thực hiện hộ văn hóa nông thôn mới và tuyến đường nông thôn mới kiểu mẫu cần hết sức quan tâm triển khai nghiêm túc, thực chất, cần có giải pháp huy động, lồng ghép thêm nguồn lực, sự tham gia của cộng đồng để hình thành được các mô hình, cách làm hiệu quả, bền vững.

    4. Quyết liệt đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí thực hiện xây dựng nông thôn mói ngay từ đầu năm

     Nguồn vốn năm 2024 được phân bổ rất sớm và các cơ chế chính sách về triển khai nguồn vốn Chương trình hiện tại đã ban hành đầy đủ. Các Sở, ban ngành cấp tỉnh được giao dự toán và ủy ban nhân dân các huyện, thị xã khẩn trương thực hiện và giải ngân nguồn vốn, thường xuyên kiểm tra đôn đốc và có các giải pháp đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo thực hiện và giải ngân hết các nguồn vốn được giao theo đúng niên độ ngân sách nhà nước; trong đó, tập trung chỉ đạo hoàn tất việc giao và phê duyệt dự toán chi tiết, đảm bảo các đơn vị được giao vốn có đủ điều kiện triển khai, giải ngân vốn chậm nhất trong quý I năm 2024.

     Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối, phối hợp các đơn vị theo dõi, tổng hợp về tình hình thực hiện giải ngân các nguồn vốn ngân sách nhà nước, kịp thời báo cáo, tham mưu ủy ban nhân dân tỉnh nhắc nhở, đôn đốc hoặc có giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Sớm hoàn chỉnh thủ tục trình cấp thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 và phân bổ kế hoạch đâu tư công trung hạn ngân sách tỉnh giai đoạn 2024 - 2025 đê hô trợ các địa phương triến khai các nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả cao nhất.

     Sở Tài chính chủ trì, phối họp Kho bạc Nhà nước tỉnh hướng dẫn các đơn vị được giao vốn và ủy ban nhân dân các huyện, thị xã quản lý, sử dụng nguồn vôn ngân sách tỉnh đôi ứng thực hiện Chương trình (sự nghiệp và đâu tư phát triên) đúng quy định Hệ thông mục lục ngân sách nhà nước, đảm bảo nguôn vôn được theo dõi và cập nhật đầy đủ, kịp thời trên hệ thống Tabmis. Các đơn vị được giao vôn, các chủ đâu tư thực hiện nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí thực hiện Chương trình phải nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm, cụ thế hóa thành các giải pháp, cách làm thiết thực để giải ngân tốt nguồn vốn được giao, đảm bảo yêu cầu tiến độ và hiệu quả cao nhất.

      5. Chú trọng việc duy trì và nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mói theo Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mói các mức độ (đạt chuẩn, nâng cao, kiểu mẫu)

     Triển khai đầy đủ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nhằm duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí đối với các xã, huyện đã đạt nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu theo tinh thần Công văn số 53/BCĐ- UBND ngày 21/11/2023 của Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh. Nội dung và mục tiêu duy trì, nâng chất xây dựng nông thôn mới phải được cụ thể hóa vào kế hoạch, chỉ tiêu, giải pháp thực hiện Chương trình hàng năm của tùng cấp ngành và địa phương để thực hiện nghiêm túc và đánh giá cụ thể theo chế độ thông tin báo cáo Chương trình; chỉ tiêu duy trì, nâng chất xây dựng nông thôn mới được đưa vào chương trình kiểm tra, giám sát về xây dựng nông thôn mới.

     Các Sở, ban ngành phụ trách tiêu chí và ủy ban nhân dân các huyện, thị xã quan tâm chỉ đạo rà soát và thực hiện quy trình xét, thu hồi quyết định công nhận các đơn vị đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

     6. Quan tâm đẩy mạnh triển khai 06 Chương trình chuyên đề phục vụ xây dựng nông thôn mới gan vó’i phát triển kinh tế nông thôn, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân

     Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia các cấp cần đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về mục đích ý nghĩa, nội dung và nhiệm vụ triển khai các Chương trình chuyên đề, ưu tiên bố trí đủ kinh phí cho công tác truyền thông; đối với công tác đào tạo tập huấn, nâng cao năng lực phải được quan tâm thực hiện kịp thời và đầy đủ hơn để dẫn dắt triển khai 06 Chương trình chuyên đề. Quá trình triển khai 06 Chương trình chuyên đề phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và lồng ghép với nhau. Mỗi Chương trình chuyên đề tuy có lĩnh vực riêng và do từng Sở, ngành chủ trì khác nhau, nhưng xét về tồng thể đều có liên hệ chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau. Việc huy động, bố trí nguồn vốn thực hiện 06 Chương trình chuyên đề phải dựa vào tổng thể nguồn lực hiện có, trọng tâm là kinh phí lồng ghép từ các dự án liên quan, kinh phí sự nghiệp chuyên ngành và các nguồn huy động xã hội hóa,... Nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dụng nông thôn mới bố trí trực tiếp để thực hiện 06 Chương trình chuyên đề chỉ mang tính dẫn dắt, thực hiện một số nhiệm vụ, mô hình chỉ đạo điểm để nhân rộng.

      Do thời gian triển khai ngắn và giới hạn về nguồn lực nên các Chương trình chuyên đề cần tổ chức triển khai thật sự có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, phân tán. Trước mắt, cần lựa chọn các nội dung, nhiệm vụ ưu tiên, bám sát định hướng chính của từng Chương trình để triển khai phù hợp với điều kiện từng địa phương, cần tập trung chỉ đạo thực hiện các mô hình điểm mang tính hiệu quả và bền vững để nhân rộng, nhất là 04 mô hình điểm được trung ương phê duyệt thực hiện trên địa bàn tỉnh gồm: Thí điểm xây dựng Trung tâm thu mua cung ứng nông sản an toàn huyện Kế Sách; Mô hình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn áp dụng công nghệ sinh thái trên địa bàn xã Hoà Tú 1, huyện Mỹ Xuyên; Mô hình thí điểm xã nông thôn mới thông minh/ thương mại điện tử tại xã An Thạnh 1, huyện Cù Lao Dung; Mô hình Khu du lịch sinh thái sông nước miệt vườn cồn Mỹ Phước tại xã Nhơn Mỹ, huyện Ke Sách.

     Tiếp tục nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy cho cán bộ và người dân về xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế nông thôn. Tập trung cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo định hướng chiến lược “hợp tác, liên kết, thị trường, giảm chi phí, tăng chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm” gắn vớỉ định hướng quy hoạch các cấp (quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới cấp xã,...). Đẩy mạnh triển khai các cơ chế, chính sách phát triển khu, cụm công nghiệp và dịch vụ, đào tạo nghề, khuyến công để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; ưu tiên phát triển các sản phẩm ngành nghề nông thôn, sản phẩm OCOP, các điểm du lịch nông thôn gắn với cải tạo cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, tạo thêm việc làm và đảm bảo thu nhập, nâng cao mức sống người dân nông thôn.

       Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia các huyện, thị xã cần ưu tiên bố trí nguồn vốn nông thôn mới và lồng ghép huy động tối đa các nguồn lực hiện có đế tập trung thực hiện nội dung thành phần số 03 về “Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn; triển khai mạnh mẽ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển mạnh ngành nghề nông thôn; phát triển du lịch nông thôn; nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp ở nông thôn; nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn...”, ưu tiên đối với các đơn vị trong kế hoạch đạt chuẩn trong năm, đi đôi với công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thường xuyên, đảm bảo triển khai các mô hình phát triển kinh tế nông thôn hiệu quả và bền vững.

     7. Phát huy cao nhất tinh thần chủ động, trách nhiệm trong thực hiện đánh giá, công nhận tiêu chí và công nhận các đơn vị trong kế hoạch đạt chuẩn

     Quy trình thực hiện, đánh giá, thẩm tra, thẩm định, công nhận tiêu chí và đơn vị (xã, huyện) đạt chuẩn nông thôn mới ở các mức độ cần được thực hiện chủ động, có kế hoạch và phối hợp tốt giữa các Sở, ban ngành phụ trách tiêu chí và địa phương, đảm bảo yêu cầu về hồ sơ, thủ tục theo quy định, nội dung văn bản thẩm tra, thẩm định thể hiện rõ quá trình, kết quả đã thực hiện, có số liệu và có ý kiến kết luận rõ ràng. Tiến độ thực hiện phù hợp kế hoạch chung của tỉnh: (1) Đối với công nhận xã, dự kiến 02 đợt trong tháng 10 và tháng 12 (cấp huyện phải hoàn chỉnh hồ sơ gửi tỉnh chậm nhất ngày 01 của tháng xét); (2) Đối với hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị huyện Mỹ Xuyên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, dự kiến trình Ban Chỉ đạo các Chuơng trình mục tiêu quốc gia tỉnh trong tháng 11 (huyện phải thực hiện quy trình từ tháng 6, hoàn chỉnh hồ sơ gửi tỉnh chậm nhất ngày 30/9).

     Đối với các đơn vị (xã, huyện) trong kế hoạch đạt chuẩn phải được rà soát, đánh giá cụ thể so với quy định. Việc rà soát cần thực hiện đầy đủ và chi tiết theo điều kiện và yêu cầu của Bộ tiêu chí nông thôn mới các cấp (xã, huyện) ở các mức độ (đạt chuẩn, nâng cao, kiểu mẫu) giai đoạn 2021 - 2025; thực hiện rà soát đồng bộ, thống nhất giữa ngành phụ trách tiêu chí và địa phương, địa bàn thực hiện tiêu chí. Đối với các đơn vị trong kế hoạch đạt chuẩn huyện nông thôn mới, huyện nông thôn mới nâng cao cần quan tâm rà soát, đánh giá đầy đủ theo các tiêu chí cấp huyện và các điều kiện công nhận đạt chuẩn, nhất là một số lĩnh vực như đô thị văn minh, môi trường (thu gom xử lý rác thải, mô hình thu gom xử lý nước thải sinh hoạt tập trung), tiếp cận pháp luật, an ninh trật tự, quy hoạch, giao thông,... để chủ động có giải pháp xử lý từ đầu, không để phát sinh các vấn đề trong quá trình hoàn thiện hồ sơ đánh giá, đề nghị công nhận.

Các Sở, ngành phụ trách tiêu chí thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc các huyện, thị xã hoàn chỉnh hồ sơ đối với các đơn vị trong kế hoạch đạt chuẩn năm 2024 và quan tâm thẩm định kịp thời kết quả thực hiện tiêu chí nông thôn mới khi địa phương gửi hồ sơ đề nghị, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã phải quan tâm chỉ đạo thường xuyên và có sự phối hợp tốt với Sở, ngành phụ trách, ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh trong thực hiện đánh giá, thẩm tra, thẩm định, công nhận đạt tiêu chí và lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới; phân công cụ thể cho các phòng, ban liên quan nắm bắt tình hình thẩm tra, thẩm định tiêu chí, kịp thời bổ sung hồ sơ, có giải pháp khắc phục các hạn chế theo đề nghị của Sở, ngành phụ trách tiêu chí trong quá trình thẩm định; quan tâm bố trí kinh phí, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn liên quan và địa phương thực hiện tốt công tác thu thập, tổng hợp và tính toán mức thu nhập bình quân đầu người/năm trên địa bàn các đơn vị xã, huyện phấn đấu đạt chuẩn năm 2024 theo hướng dẫn và kế hoạch của Cục Thống kê; tập trung huy động lực lượng chỉnh trang, cải tạo cảnh quan môi trường nông thôn, tuyên truyền nâng cao sự đồng thuận trong Nhân dân về xây dựng nông thôn mới.

    III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Ngân sách nhà nước phân bổ trực tiếp hỗ trợ xây dựng nông thôn mới

+ Trung ương: 133.988 triệu đồng (đầu tư phát triển 103.600 triệu đồng; sự nghiệp 30.388 triệu đồng).

+ Tỉnh: 185.253 triệu đồng (đầu tư phát triển 154.865 triệu đồng; sự nghiệp 30.388 triệu đồng).

+ Huyện: 25.460 triệu đồng vốn đầu tư phát triển (đối ứng 1:1 các công trình vốn trung ương hỗ trợ hoàn thành tiêu chí huyện nông thôn mới theo quy định).

- Vốn ODA được trung ương phân bổ thực hiện theo cơ chế hòa chung ngân sách nhà nước 66.346 triệu đồng vốn đầu tư phát triển (thực hiện Dự án đầu tư xây dựng công trình Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn tỉnh Sóc Trăng).

- Vốn lồng ghép từ 02 Chương trình mục tiêu quốc gia còn lại, các dự án đầu tư công, các dự án, nội dung có liên quan khác: 1.779.000 triệu đồng.

- Vốn tín dụng: 1.453.000 triệu đồng.

- Vốn doanh nghiệp: 85.000 triệu đồng.

- Vốn dân: 265.000 triệu đồng.

     IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

    1. Các Sở, ban ngành, đoàn thể thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao về xây dựng nông thôn mới chịu trách nhiệm tham mưu cho ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng nông thôn mới như Ke hoạch đề ra; triển khai có hiệu quả, đúng tiến độ các nguồn vốn thực hiện Chương trình (nếu có), góp phần thực hiện hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới đến cuối năm 2024.

     2. Đề nghị ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các tầng lóp Nhân dân hưởng ứng thực hiện sôi nổi phong trào thi đua "Sóc Trăng chung sức xây dựng nông thôn mới", tùy theo tình hình thực tế, phát động các phong trào thi đua vận động đoàn viên, hội viên tham gia xây dựng, nhân rộng các mô hình hộ văn hóa nông thôn mới, tuyến đường nông thôn mới kiểu mẫu, đưa xây dựng nông thôn mới trở thành phong trào nhận thức và hành động xã hội sâu rộng, tạo sự đồng thuận và nâng cao tính bền vững về kết quả xây dựng nông thôn mới.

    3. Giao Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh theo dõi, tổng họp tình hình thực hiện Ke hoạch, thường xuyên báo cáo ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh.

    4. Chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện, thị xã chỉ đạo triển khai, quan tâm thực hiện đầy đủ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm xây dựng nông thôn mới năm 2024, chịu trách nhiệm về kết quả, tiến độ thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

    5. Đề nghị các Hội đặc thù (Hội Khuyến học, Hội Người Cao tuổi, Hội Chữ Thập đỏ,...), Câu lạc bộ Hưu trí, các tố chức, cơ quan và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phát huy tinh thần phong trào thi đua “Sóc Trăng chung sức xây dựng nông thôn mới”, tích cực vận động, đóng góp nguồn lực, phần việc hỗ trợ địa phương xây dựng nông thôn mới và thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa thông qua các phần quà, nội dung hỗ trợ cụ thể được kết hợp trao tặng tại Lễ công bố xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới, nâng cao, kiểu mẫu.

     Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề khó khăn, vướng mắc, các Sở, ban ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh về Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh (qua Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

      Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng năm 2024, yêu cầu thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh, các cấp ngành, các địa phương nghiêm túc thực hiện./.

THƯ VIỆN NÔNG THÔN MỚI
LƯỢT TRUY CẬP
162791