18:47 15/01/2025
NÔNG NGHIỆP SINH THÁI - NÔNG THÔN HIỆN ĐẠI - NÔNG DÂN VĂN MINH
ĐOÀN GIÁM SÁT QUỐC HỘI GIÁM SÁT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
In
Ngày đăng: (10/05/2023) Lượt xem: 293
Trong khuôn khổ giám sát các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Chiều ngày 08/5/2023, Đoàn giám sát do Bà Tạ Thị Yên, Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu, làm trưởng Đoàn, đã làm việc trực tiếp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tiếp và làm việc với Đoàn có Ông Huỳnh Ngọc Nhã – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ông Lê Văn Đáng – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Sở
Ông Lê Văn Đáng thay mặt Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo tóm tắt một số nội dung theo đề cương của Đoàn giám sát đặt ra. Qua hơn 02 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (viết tắt là Chương trình), mặc dù ngân sách tỉnh vẫn khó khăn, đời sống của bà con ở khu vực nông thôn đang trong quá trình phục hồi sau dịch bệnh Covid-19, thu nhập chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nhưng dưới tác động của biến đổi khí hậu và dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi cùng với tác động từ giá cả xăng dầu và vật tư nông nghiệp ở mức cao ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của người dân khu vực nông thôn. Nhưng nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới luôn được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng quan tâm, chỉ đạo sâu sát. Đặc biệt nhất là Ban chỉ đạo tỉnh đã chủ động, linh hoạt trong thực hiện phương án và giải pháp chỉ đạo, qua đó trong 02 năm liên tục (2021-2022) các chỉ tiêu xây dựng xây dựng nông thôn mới đều vượt tiến độ đề ra. Năm 2021, có 08 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 160% (Chỉ tiêu Nghị quyết số 128/NQ-HĐND giao 05 xã); 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, và thị xã Vĩnh Châu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Tiếp bước tinh thần của năm 2021, năm 2022 tỉnh Sóc Trăng đã có thêm 06 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 120% kế hoạch do Hội đồng nhân dân tỉnh giao; có thêm 07 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt kế hoạch do Ủy ban nhân dân tỉnh giao. Lũy kế đến nay trên địa bàn tỉnh có 64 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (số tiêu chí bình quân/xã 18,38 tiêu chí), 16 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 03 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
     Bằng nhiều giải pháp khác nhau, nhưng Ông Lê Văn Đáng – Phó Giám đốc nhận định “vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền, người đứng đầu có yếu tố quyết định”. Thực tế, để đạt những thành tích nêu trên, năm 2021 Chương trình rất vinh dự được Tỉnh ủy chọn là một trong những công trình lập thành tích chào mừng kỷ niệm 30 năm ngày tái lập tỉnh Sóc Trăng (4/1992 - 4/2022) đã dấy lên phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới trên khắp địa bàn tỉnh. Năm 2022 được xem là năm đầu tiên thực hiện Chương trình của giai đoạn 2021-2025, Ban chỉ đạo tỉnh đã xác định nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022 phải hoàn thiện khung cơ chế chính sách phục vụ xây dựng nông thôn mới, song song với tiến độ Trung ương ban hành các văn bản liên quan, nhờ đó rút ngắn thời gian, kịp thời hoàn thiện cơ chế chính sách cần thiết để triển khai nguồn vốn, đánh giá công nhận các tiêu chí nông thôn mới, đây là điều kiện thiết yếu nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới trong năm 2022 thông suốt, không bị gián đoạn khi chính thức chuyển sang áp dụng cơ chế giai đoạn 2021 – 2025. 
     Sau khi nghe báo cáo, Đoàn đã đánh giá cao kết quả mà trong 02 năm qua tỉnh Sóc Trăng đã đạt được trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nội dung báo cáo đầy đủ, chi tiết, công tác chuẩn bị đón tiếp Đoàn chu đáo, chặt chẽ. Tuy nhiên Đoàn cũng muốn tỉnh Sóc Trăng trao đổi làm rõ thêm các vấn đề về huy động lồng ghép các nguồn vốn, nhất là vốn cộng đồng dân cư có làm gánh nặng cho cư dân nông thôn; các cơ chế chính sách của trung ương cần sửa đổi bổ sung, nhất là trong việc phân bổ, hướng dẫn thực hiện nguồn vốn, quy định bộ tiêu chí nông thôn mới các cấp; vai trò của Hội người Cao tuổi; lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; tiến độ thực hiện cơ cấu lại Ngành nông nghiệp tỉnh nhà; và một số nội dung khác.
     Kết luận buổi làm việc, Bà Tạ Thị Yến tin tưởng rằng với các kết quả mà tỉnh Sóc Trăng đã đạt được trong những năm qua, đến năm 2025, tỉnh Sóc Trăng sẽ sớm hoàn thành đạt và vượt các mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Những đề xuất của tỉnh Sóc Trăng, thay mặt Đoàn, Bà Tạ Thị Yến tiếp thu và báo cáo với Quốc Hội. Đồng thời, đề nghị tỉnh Sóc Trăng tiếp tục quan tâm sớm hoàn thiện các cơ chế chính còn dang dỡ, thường xuyên kiện toàn Bộ máy chỉ đạo và bộ phận tham mưu giúp việc, quan tâm lồng ghép huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới, chú ý công tác cải tạo cảnh quan môi trường nông thôn, công tác nước sạch và duy tu bão dưỡng các công trình giao thông nông thôn./.
Ông Lê Văn Đáng thay mặt Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo tóm tắt một số nội dung theo đề cương của Đoàn giám sát đặt ra. Qua hơn 02 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (viết tắt là Chương trình), mặc dù ngân sách tỉnh vẫn khó khăn, đời sống của bà con ở khu vực nông thôn đang trong quá trình phục hồi sau dịch bệnh Covid-19, thu nhập chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nhưng dưới tác động của biến đổi khí hậu và dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi cùng với tác động từ giá cả xăng dầu và vật tư nông nghiệp ở mức cao ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của người dân khu vực nông thôn. Nhưng nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới luôn được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng quan tâm, chỉ đạo sâu sát. Đặc biệt nhất là Ban chỉ đạo tỉnh đã chủ động, linh hoạt trong thực hiện phương án và giải pháp chỉ đạo, qua đó trong 02 năm liên tục (2021-2022) các chỉ tiêu xây dựng xây dựng nông thôn mới đều vượt tiến độ đề ra. Năm 2021, có 08 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 160% (Chỉ tiêu Nghị quyết số 128/NQ-HĐND giao 05 xã); 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, và thị xã Vĩnh Châu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Tiếp bước tinh thần của năm 2021, năm 2022 tỉnh Sóc Trăng đã có thêm 06 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 120% kế hoạch do Hội đồng nhân dân tỉnh giao; có thêm 07 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt kế hoạch do Ủy ban nhân dân tỉnh giao. Lũy kế đến nay trên địa bàn tỉnh có 64 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (số tiêu chí bình quân/xã 18,38 tiêu chí), 16 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 03 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
     Bằng nhiều giải pháp khác nhau, nhưng Ông Lê Văn Đáng – Phó Giám đốc nhận định “vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền, người đứng đầu có yếu tố quyết định”. Thực tế, để đạt những thành tích nêu trên, năm 2021 Chương trình rất vinh dự được Tỉnh ủy chọn là một trong những công trình lập thành tích chào mừng kỷ niệm 30 năm ngày tái lập tỉnh Sóc Trăng (4/1992 - 4/2022) đã dấy lên phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới trên khắp địa bàn tỉnh. Năm 2022 được xem là năm đầu tiên thực hiện Chương trình của giai đoạn 2021-2025, Ban chỉ đạo tỉnh đã xác định nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022 phải hoàn thiện khung cơ chế chính sách phục vụ xây dựng nông thôn mới, song song với tiến độ Trung ương ban hành các văn bản liên quan, nhờ đó rút ngắn thời gian, kịp thời hoàn thiện cơ chế chính sách cần thiết để triển khai nguồn vốn, đánh giá công nhận các tiêu chí nông thôn mới, đây là điều kiện thiết yếu nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới trong năm 2022 thông suốt, không bị gián đoạn khi chính thức chuyển sang áp dụng cơ chế giai đoạn 2021 – 2025. 
     Sau khi nghe báo cáo, Đoàn đã đánh giá cao kết quả mà trong 02 năm qua tỉnh Sóc Trăng đã đạt được trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nội dung báo cáo đầy đủ, chi tiết, công tác chuẩn bị đón tiếp Đoàn chu đáo, chặt chẽ. Tuy nhiên Đoàn cũng muốn tỉnh Sóc Trăng trao đổi làm rõ thêm các vấn đề về huy động lồng ghép các nguồn vốn, nhất là vốn cộng đồng dân cư có làm gánh nặng cho cư dân nông thôn; các cơ chế chính sách của trung ương cần sửa đổi bổ sung, nhất là trong việc phân bổ, hướng dẫn thực hiện nguồn vốn, quy định bộ tiêu chí nông thôn mới các cấp; vai trò của Hội người Cao tuổi; lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; tiến độ thực hiện cơ cấu lại Ngành nông nghiệp tỉnh nhà; và một số nội dung khác.
     Kết luận buổi làm việc, Bà Tạ Thị Yến tin tưởng rằng với các kết quả mà tỉnh Sóc Trăng đã đạt được trong những năm qua, đến năm 2025, tỉnh Sóc Trăng sẽ sớm hoàn thành đạt và vượt các mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Những đề xuất của tỉnh Sóc Trăng, thay mặt Đoàn, Bà Tạ Thị Yến tiếp thu và báo cáo với Quốc Hội. Đồng thời, đề nghị tỉnh Sóc Trăng tiếp tục quan tâm sớm hoàn thiện các cơ chế chính còn dang dỡ, thường xuyên kiện toàn Bộ máy chỉ đạo và bộ phận tham mưu giúp việc, quan tâm lồng ghép huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới, chú ý công tác cải tạo cảnh quan môi trường nông thôn, công tác nước sạch và duy tu bão dưỡng các công trình giao thông nông thôn./.

Hình: Quang cảnh buổi làm việc

Nguyễn Thị Thanh Tâm - VPĐP nông thôn mới tỉnh Sóc Trăng
THƯ VIỆN NÔNG THÔN MỚI
LƯỢT TRUY CẬP
162791